Nỗi đau quá lớn ngoài đời thực của 'gã giang hồ Lương Bổng'

NSƯT Trung Anh đang được khán giả vô cùng yêu mến với vai diễn Lương “Bổng”, dù đây là lần đầu tiên anh vào vai phản diện.

Khán giả yêu điện ảnh Việt không xa lạ với cái tên Trung Anh, đặc biệt là gương mặt khắc khổ, hiền lành và cam chịu của anh.

Đến năm 2017, khi phim Người phán xử ra mắt công chúng, khán giả vô cùng bất ngờ khi thấy Trung Anh vào vai Lương "Bổng", 1 tay giang hồ máu lạnh, sẵn sàng đâm chém theo lệnh "ông trùm".

Ngạc nhiên vì độ tàn bạo của Lương "Bổng" bao nhiêu thì người ta lại càng thích thú với sự "lột xác" của Trung Anh bấy nhiêu.

Hơn 30 năm gắn bó với sân khấu, với màn ảnh cũng là ngần ấy thời gian anh gắn mình với những vai diễn 1 người đàn ông hiền lành, u sầu. Có thể nói, đó chính là "thương hiệu" làm nên tên tuổi của NSƯT Trung Anh.

Nỗi đau quá lớn ngoài đời thực của NSƯT Trung Anh trong vai Lương "Bổng".

Tuổi thơ chất chứa nỗi buồn và hành trình đi bộ 300km khi tròn 7 tuổi

Trung Anh sinh năm 1961, quê gốc Hà Tĩnh. Anh vẫn bảo, điều khiến anh thường xuyên gắn bó với những vai diễn khắc khổ, tâm trạng một phần là do gương mặt "nhàu nhĩ", một phần bởi từ nhỏ anh đã gặp phải 1 nỗi đau quá lớn.

Năm lên 7, gia đình Trung Anh ở vùng quê Đức Thọ, Hà Tĩnh không may bị một quả bom rơi ngay giữa sân nhà, cướp đi mạng sống của mẹ và chị gái anh. Lúc đó, Trung Anh nằm ngủ dưới hầm nên thoát chết.

Bố và anh trai anh khi ấy đang học tập và công tác tại Hà Nội, trong điều kiện khó khăn của thời chiến, Trung Anh và họ hàng chẳng làm thế nào để báo tin được nên cậu bé 7 tuổi phải cùng họ hàng đứng ra lo tang ma cho mẹ và chị gái.

Sau khi đưa tang mẹ, Trung Anh cùng 1 người chị họ trạc tuổi anh phải lặn lội đi bộ hơn 400km từ Hà Tĩnh ra Hà Nội để tìm và báo tin cho cha. Anh không biết mình đã đi bao nhiêu lâu mới tìm được cha, nhưng đó là 1 hành trình khiến anh không thể nào quên.

Nỗi đau quá lớn ngoài đời thực của Tuổi thơ, Trung Anh gặp nhiều nỗi buồn.

Ngay khi vừa chào tạm biệt người thân để lên thuyền vượt sông La, tới giữa dòng thì thuyền lật, nước sông mùa lũ chảy siết, không ai dám nhảy xuống cứu Trung Anh.

May mắn, người chị họ của anh biết bơi, đã túm được anh. Sau đó, nhờ các chú bộ đội chặn lưới dưới cửa sông mà 2 chị em mới được cứu sống.

Trên đường đi, trong 1 đêm, hai chị em chui vào đống rơm ngủ nhờ thì bị con chó dữ của chủ nhà phát hiện và chạy đuổi. Đêm tối, Trung Anh chạy theo bản năng và 2 chị em lạc nhau.

Anh cứ thế chạy, không hề biết mình chạy đi đâu, mình đang ở đâu. Với 1 cậu bé 7 tuổi, đó là 1 nỗi kinh hãi đầy ám ảnh, anh chỉ biết chạy và thầm gọi mẹ.

Sau này, khi đã ở Hà Nội cùng bố và anh trai, Trung Anh vẫn đau đáu trong lòng bởi cảm giác thiếu vắng hình bóng của mẹ.

Anh thèm hơi ấm của mẹ đến mức, 1 lần vô tình thấy 1 người phụ nữ đội nón lá đi ngang sân nhà rất giống mẹ, Trung Anh lặng lẽ đứng nhìn theo cho đến khi người đó đi khuất. Từ đó về sau, cứ đúng giờ ấy, dù mải chơi cỡ nào, Trung Anh cũng chạy ra chờ người phụ nữ nọ đi qua để nhìn cho thỏa nỗi nhớ mẹ.

Khi bị phát hiện và gặng hỏi, cậu bé Trung Anh khi ấy đã bật khóc rồi bỏ chạy. Từ đó, anh không dám nhìn theo người phụ nữ rất giống mẹ mình nữa.

Nỗi đau quá lớn ngoài đời thực của Những nỗi đau trong quá khứ phần nào ảnh hưởng đến tính cách và lối diễn xuất của NSƯT Trung Anh.

Trở thành nghệ sĩ vì muốn thoát ly gia đình

Sống tình cảm là thế, nhưng ngày nhỏ Trung Anh lại là 1 học sinh cá biệt, thường xuyên đánh nhau, trốn học… Anh ngang tàng, quậy phá tới mức tốt nghiệp trung học, Trung Anh quyết định thi vào Nhà hát Kịch Việt Nam – nơi bố anh đang công tác, anh đã bị bố phản đối.

Ông lo sợ anh hư hỏng, phá phách như vậy, khi vào nhà hát sẽ làm ảnh hưởng đến mọi người. Nhưng Trung Anh vẫn một mực làm theo ý định của mình.

Thực tế, anh thi vào Nhà hát với mong muốn được thoát ly gia đình, được tự lập chứ thời điểm ấy, anh cũng chưa thực sự yêu nghệ thuật. Thế mà Trung Anh thi đỗ và vào Nhà hát cùng thời với các nghệ sĩ Đỗ Kỷ, Lan Hương, Trọng Trinh…

Nhưng vừa tốt nghiệp được 8 ngày thì anh có lệnh triệu tập nhập ngũ 2 năm. Ngày xuất ngũ, Trung Anh cảm thấy mình "lạc nhịp" với các bạn đồng nghiệp, tới mức, anh phải mất 1 thời gian dài đấu tranh tư tưởng xem có nên tiếp tục theo nghề hay không.

Rồi như 1 cái duyên, Trung Anh vẫn bám trụ với nghề và say mê sân khấu tới mức sẵn sàng bỏ qua danh vọng, tiền tài để được sống với nghề.

Nỗi đau quá lớn ngoài đời thực của NSƯT Trung Anh và vợ.

Anh kết hôn khá muộn, ở tuổi 36 với 1 cô gái ở cùng khu phố, kém anh 10 tuổi và là "fan ruột" của anh. Yêu anh và trân trọng nghề nghiệp của anh, vợ Trung Anh sẵn sàng gánh vác kinh tế gia đình, một tay chăm chút nhà cửa, con cái để chồng thỏa chí theo đuổi nghiệp diễn.

Hiện tại, Trung Anh có cuộc sống khá bình yên, hạnh phúc bên vợ và 2 con. Anh giữ nếp sống trầm lặng, ít khi hòa mình vào đám đông.

Song, với sân khấu, anh lại yêu đến say mê. Anh vẫn bảo, sân khấu mới là nghề nghiệp thực sự của anh, còn điện ảnh chỉ là 1 sân chơi.

Nỗi đau quá lớn ngoài đời thực của

Lương “bổng” gặp ức chế với vết sẹo trong Người phán xử

Việc hóa trang để có vẻ ngoài "ngầu" như Lương "bổng" khiến NSƯT Trung Anh gặp nhiều ức chế.

Theo Trí Thức Trẻ

Video đang được xem nhiều
Source : tienphong[dot]vn
Previous
Next Post »